19/3/13

NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM KHÔNG BÙN
MÔ HÌNH MỚI CẦN NHÂN RỘNG
Lê Thị Tiểu Mi –  CLB Khoa Học – CCTSVL
Lươn là một loài thuỷ đặc sản rất được ưa chuộng do phẩm chất thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ rất hữu hiệu nên thích hợp cho mọi lứa tuổi. Ngày nay, khi sản lượng lươn tự nhiên ngày càng giảm sút thì việc nuôi lươn đã được phát triển ở một số tỉnh như An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long…để cung ứng thực phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng tăng. Các mô hình nuôi phổ biến hiện nay là nuôi lươn trong bể xi-măng hoặc bồn/bể lót bạt nylon có sử dụng đất ruộng để lươn có chỗ cư trú, ngoài ra còn trồng thêm lục bình hay rau mác, rau dừa để tạo bóng râm trong bồn.
            Vừa qua Câu lạc bộ khoa học (CLBKH) của Chi cục Thủy sản (CCTS) đã có chuyến đi thực tế đã phát hiện nuôi lươn không cần bùn đất là mô hình mới được phát triển trong thời gian gần đây đã tỏ ra có nhiều ưu điểm, khắc phục được rất nhiều hạn chế của các mô hình nuôi có bùn đất. Điều đặc biệt là những mô hình này lại không phải xuất phát từ một địa phương có lợi thế về thủy sản như các tỉnh ĐBSCL khác. Có tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thật sự thấm câu nói “không gì là không thể” ở những nông dân bình dị nhưng ham học hỏi và sáng tạo nơi đây. Và ông Hồ Minh Tâm ngụ tại ấp Gia Tân, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh là một người như thế.

Trang trại của ông tọa lạc tại một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh (nhưng chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 20km) với điều kiện tự nhiên không có hệ thống sông ngòi chằng chịt để thuận lợi cung cấp nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thế mà với tinh thần dám nghĩ dám làm, với nhiệt quyết muốn làm giàu từ khối óc và đôi bàn tay của mình, gia đình ông Tâm đã sống bằng nghề NTTS với mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn trên bể xi măng từ nhiều năm qua. Ông nói “Không thể bị động mà phải tìm hướng đi riêng cho mình để phát triển kinh tế gia đình” và kết quả của bao tháng ngày miệt mài lao động là sản lượng hơn 50 tấn lươn thương phẩm/năm trên 2000m2  đất sản xuất mang lại tiền lời hơn 1,2 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận khoảng 40% . Hiệu quả tài chính của mô hình này thật đáng mơ ước so với những mô hình sản xuất nông nghiệp khác nói chung và nuôi thủy sản nói riêng.
Khi “tận mục sở thị” trang trại này, cả đoàn chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi bấy lâu nay hướng dẫn cho nông dân nuôi và thường xuyên giám sát các mô hình, chúng tôi rất khó quan sát được vật nuôi và theo dõi sức khỏe của chúng để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường bởi chúng luôn chui rúc trong bùn! Còn nơi đây, cơ man nào là lươn, nhiều vô kể, từng bể với các kích cỡ lươn khác nhau, có bao nhiêu con được nuôi là bấy nhiêu con chúng tôi đều được “chiêm ngưỡng” chúng: lớn nhỏ, mập ốm, màu sắc..ra sao đều hiển hiện. May mắn cho chúng tôi vừa đến ngay lúc nhân công đang cho ăn, tiếng động “chóc..chóc…”cùng rộ lên khi lươn mổ thức ăn tạo nên một âm thanh rất vui tai và thú vị! Ông Tâm chia sẻ, lúc bắt đầu khởi nghiệp ông xây được 4 mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên bằng bể xi măng (2x3m) cũng gặp không ít khó khăn và đôi lần thất bại với mô hình này. Tuy nhiên, với tâm huyết không nản lòng gian khó, không từ bỏ ý chí làm giàu từ con lươn ông đã tự tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng. Ông đã tự tìm đến Viện Nghiên cứu NTTS 2, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh để được hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật. Mang những kiến thức cơ bản áp dụng vào thực tế sản xuất khó phù hợp với điều kiện sản xuất của mình (khó tìm đất ruộng để nuôi lươn) nên ông đã mày mò tìm ra biện pháp kỹ thuật nuôi cho riêng mình. Hiện nay, ông đã chủ động được mùa vụ nuôi, xoay chuyển được tập tính ăn của lươn theo thời gian làm việc của người lao động (giống như giờ “hành chính”): cho lươn ăn duy nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng thay vì chiều tối như tập tính tự nhiên của lươn và thay nước  vào buổi trưa. 
 Qua hơn 8 năm trãi nghiệm với bao tâm sức, thậm chí thiệt hại về tài chính, ông Tâm ngày càng dần hoàn thiện về thiết kế mô hình nuôi cũng như hoàn thiện về quy trình kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn trên bể xi măng, bằng chứng là ông đã nhân rộng thêm qui mô sản xuất từ 4 lên 60 và lên 130 bể xi măng như hiện nay. Điều đặc biệt của hệ thống sản xuất của ông là có hệ thống nước cấp từ mạch nước ngầm, nước thải hàng ngày từ các bể lươn một phần sẽ được dẫn đến các ao nuôi cá rô phi và cá trê, phần còn lại sẽ dẫn đến hầm Biogas (tận dụng hệ thống có sẵn chăn nuôi heo trước đây) để cung cấp năng lượng cho thiết bị bơm nước phục vụ việc cấp và thay nước. Đây là mô hình sản xuất được ứng dụng dựa trên nguyên lý hệ thống canh tác phát triển bền vững. Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn, ông Tâm nói: “Con giống là khâu quyết định thành công hay thất bại cho nghề nuôi (80%)”. Lươn cần môi trường trong sạch và yên tĩnh, vì vậy dùng giá thể là khung tre (vót nhẵn) liên kết bằng dây ni-lông vừa làm sàn ăn vừa là nơi trú ẩn cho chúng người nuôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong khâu quản lý và chăm sóc do hoàn toàn “nhìn thấy” được vật nuôi. Trong bể xi măng phải lót gạch men hay gạch tàu để tạo sự trơn láng bên trong bể nuôi. Mỗi ngày chỉ cho lươn ăn một lần vào buổi sáng (8-10h). Thức ăn của lươn là cá biển (90%) xay nhuyễn trộn với cám (10%) và các loại premix khoáng, Vitamin C. Mỗi ngày thay nước một lần (thay 100%). Sau 8-10 tháng lươn có thể đạt kích cỡ 3 con/kg, lúc này có thể thu hoạch lươn với giá cao.
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, ông Tâm còn chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm, hỗ trợ cách lựa chọn con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho các hộ xung quanh và các bà con gần xa có nguyện vọng muốn làm kinh tế từ mô hình nuôi lươn không bùn này. Bởi bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, cuối cùng ông đã đạt được nhiều thành tích và kết quả như mong muốn, gia đình ông có cuộc sống ổn định, đặc biệt ông nhận được nhiều bằng khen nông dân giỏi của huyện Trảng Bàng và tỉnh Tây Ninh. Đó là thành quả lao động mà ông xứng đáng được đón nhận. Ông Tâm còn cho biết sắp tới ông sẽ thành lập hợp tác xã (HTX) Nông Nghiệp để liên kết các hộ nuôi lại với nhau nhân rộng thêm mô hình, tất cả vì lợi ích chung của mọi người và các bên cùng có lợi và ổn định sản xuất. Đồng thời ông đang được con trai hỗ trợ lập Website của HTX để dọn đường cho con lươn chu du đến trời Tây – thị trường đầy tiềm năng đang rộng mở cho con lươn Việt Nam! Qua buổi trò chuyện, chúng tôi nhận thấy ở ông sự thân tình, tràn đầy niềm tin trong phát triển nghề, cầu tiến và luôn sáng tạo để nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả sản xuất.
 Hiện nay, ở An Giang và Vĩnh Long đã chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất giống lươn bằng phương pháp bán nhân tạo và đã ứng dụng để nuôi thương phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, với mong muốn xây dựng làng nghề nuôi lươn thương phẩm phục vụ xuất khẩu thì đây sẽ là mô hình rất cần được quan tâm và nhân rộng để mang mong muốn tương lai ấy càng đến gần hiện thực hơn.
Đoàn chúng tôi ra về trong sự lưu luyến và thầm thán phục bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi được tận mắt tham quan mô hình nuôi lươn không bùn với quy mô công nghiệp có hệ thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh và qui trình nuôi tiên tiến đáp ứng yêu cầu đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường đáp ứng đòi hỏi khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Hơn hết, CBKT chúng tôi học được rất nhiều cái mới từ sự sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn từ anh nông dân “hiện đại “ mà chưa có sách vỡ nào kịp ghi!. Rời trang trại Tâm Long của ông Tâm, những thành viên CLBKH chúng tôi ai cũng phấn khởi vì đã  “đi một đàng học một sàng khôn” và có dự tính sẽ sản xuất thử để hoàn thiện quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho người nuôi và để mời được nhiều nông dân ở Vĩnh Long đến tham quan học hỏi được gần hơn.


Ảnh: Bể nuôi lươn thương phẩm không bùn ( CLB KH – CCTSVL)

17 nhận xét:

  1. Hay quá ! Đúng là nhưng thông tin quý giá em đang tìm. Xin CLB có thể cho e số điện thoại và địa chỉ của Bác Tâm được không ạ. Em chân thành cảm ơn.
    À. Nếu có mô hình nào hay như mô hình này , mong CLB up lên cho mọi người cùng mở rộng tầm mắt.
    Cảm ơn CLB nhiều.!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CLB Khoa hoc Chào Tony Tuấn!
      Hiện nay, ở Vĩnh Long, An Giang thực hiện mô hình nuoi lươn trong bùn. Còn Tây Ninh thì nuôi lươn không bùn. Nếu Tony muốn tìm hiểu thêm thì xin liên hệ về CLB, CLB không ngại chia sẻ thông tin đâu.
      Còn địa chỉ và SDT của Bác Tâm thì để CLB mail sau cho Tony nghe (vì CLB sẽ liên lạc để xin web, SDT cụ thể)
      Chào thân ái!

      Xóa
    2. Dạ! em rất mong nhận được email của CLB về địa chỉ và SĐT của bác Tâm.
      Email của em là Tuanphamn89@gmail.com .
      Em cảm ơn anh chị CLB rất nhiều.

      Xóa
    3. Nhờ CLB cho e biết địa chỉ và sđt liên lạc của bác Tâm qua email :tuyensasuke2612@gmail.com.
      Chân thành cám ơn CLB!

      Xóa
    4. Dia Chỉ và SDT của Bác Tâm!
      CLBKH rất vui và sẵn lòng chia sẻ thông tin voi Minh Tuyen, nếu có cần hỗ trợ xin vui lòng lên hệ với cLBKh nhé...hihi
      Sau đây là cái Minh Tuyen cần nè:
      Hồ Minh Tâm, Gia Tân - Gia Lộc - Trãng Bàng - Tây Ninh. SDT: 0902.720.266

      Xóa
  2. xin moi người ai có gmail của bác tâm cho mình với dc không ak? ai có gmail của bác tam xin gửi vào gmail của mình với nhé? gamil của mình là HOVANTRUNG08D1@GMAIL.COM
    xin cảm ơn câu lạc bộ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay CLB Khoa Hoc liên lạc với Bác Tâm qua email này, bạn thử liên lạc qua địa chỉ email này nhé!
      thien_tran19@yahoo.com

      Xóa
  3. e cảm thấy anh, chị có phát hiện rất hay. Nhưng cho e hỏi thêm CLB là thức ăn để đâu cho lươn ăn, nếu để lên vĩ tre thì sẽ bị lọt xuống đáy hết. cám ơn CLB

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Triết,
      Như bạn thấy trên hình thì lớp giá thể trên cùng có đan dây nylon cách nhau khoảng 3-4cm. Thức ăn là cá tạp xay nhuyễn trộn với cám nên độ kết dính cao và khá "dẻo" nên có thể vắt lại thành khối và đặt lên giá thể cho lươn rỉa từ từ. Bạn có thể xem thêm hình ảnh cho lươn ăn tại trại lươn của bác Tâm trong mục "Hình ảnh hoạt động CLBKH"

      Xóa
  4. tìm được thông tin của CLB, thực sự em mừng quá, vì em nuôi lươn ngoài Hà Nội mới được 1 năm, nhưng vấp váp quá nhiều khó khăn mà kết quả vẫn chưa đâu vào đâu cả...
    CLB có thể cho em số điện thoại liên hệ được không ạ.
    Đây là địa chỉ mail của em: trung.thienson@gmail.com
    Em đang rất băn khoăn vì thức ăn cho lươn em làm hình như chưa đúng cách nên rất dễ tan và bở ra trong nước, mong CLB chỉ giúp em 1 cách chi tiết về thức ăn của lươn được không ạ. và cả vấn đề thoát nước nữa, vì khi thoát nước, lượng thức ăn thừa rơi vãi rất khó để xử lý ạ
    em xin chân thành cảm ơn

    Trả lờiXóa
  5. Can mua giong .... 0986650373 goi cho em nha . Thank


    Trả lờiXóa
  6. câu lạc bộ có thể chia sẽ kỷ thuật nuôi lươn không cần bùn mà câu lạc bộ đã học hỏi được sau khi đi chuyến đi thực tế đó không ạ ! , các anh chị trong câu lạc bộ có thể cho tôi xin kỷ thuật nuôi không , nếu được xin câu lạc bộ gửi qua địa chỉ gmail của tôi : canhpharma9999@gmail.com, xin chân thành cảm ơn câu lạc bộ , và mong rằng câu lạc bộ có thể chuyển những kỷ thuật đó thành một file pdf và chia sẽ lên mạng để mọi người có thể học hỏi, nâng cao tay nghề , học hỏi những kỷ thuật mới , và phát triển ngành chăn nuôi của nước nhà !!, một lần nữa xin cảm ơn câu lạc bọ đã chia sẽ thông tin trên .

    Trả lờiXóa
  7. chào câu lạc bộ.đọc những chia sẽ này em rất mừng. vc em đang có dự định xây bể nuôi lươn nhưng không biết kĩ thuật ntn. bể xây ntn và mua lươn giống ở đâu. vc em ở quảng ngãi. vì biết nuôi lươn không bùn thì việc làm bể nuôi không quá phức tạp. nhưng không biết hết được qui trình ra sao. mong clb giúp đỡ. vc e rất trẻ chưa có kinh nghiệm. clb có thể mail cho em địa chỉ nhathien.pham@gmail.com. cảm ơn ạ

    Trả lờiXóa
  8. xin chào clb .. e ở Đồng Tháp e có ý định nuôi lươn không bùn .. nhưng e nghe nói nếu không biết xử lý và thuần thì lươn sẻ chết hết ( e mua nguồn giống ngoài tự nhiên ) e rất mong được clb hướng dẩn cho e cách xử lý và thuần dưỡng ban đầu clb có thể mail cho em địa chỉ findthename10@yahoo.com .. e chân thành cảm ơn clb

    Trả lờiXóa
  9. Chào CLB, chào bác Tâm hiện tại cháu đang ở vĩnh phúc cháu tìm hiểu trên mạng và tình cờ vào CLBKH này cháu đang tìm tòi cách nuôi lươn không bùn, nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu cháu mong được sự giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của mọi người..đây là mail của cháu: ck.vn.169@gmail.com
    Rất mong nhận được hồi âm của bác Tâm và chương trình.
    Trân thành cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  10. chào CLB ,em muốn hỏi tại sao em thả luôn được 1thangloai 30c/kg mà hiện nay lươn ăn rất ít chỉ 1kg/160kg giong,em moi tay san cho luon roi,ma luon co hien tuong phan noi tren mat nuoc nhieu,em muon CLBchi giup em

    Trả lờiXóa
  11. Mình có bán luon giông day, 0938.466.625

    Trả lờiXóa