15/8/17

NGÀNH THỦY SẢN VĨNH LONG NỔ LỰC 6 THÁNG CUỐI NĂM ĐỂ 
ĐẠT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG
ThS. Phạm Thị Thu Hồng – CCTS

Trong Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã nhấn mạnh mục tiêu của ngành thủy sản 2017 là phát triển phải vượt kế hoạch đề ra, phấn đấu tăng trưởng (+) so với năm 2016. Đây là 1 thách thức không nhỏ trong bối cảnh cả ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng còn quá nhiều khó khăn và trở ngại.
Kết quả của sự nổ lực:
Trong 6 tháng đầu năm 2017, ước tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) là 9.515.568 triệu đồng, đạt 48,62% KH, gần tương đương so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó so với KH năm, GTSX nông nghiệp: 8.219.469 triệu đồng, đạt 48% KH, GTSX lâm nghiệp: 55.212 triệu đồng, đạt 50,19% KH, GTSX thủy sản: 1.240.887 triệu đồng, đạt 53,04% KH cao hơn các lĩnh vực khác. Với diện tích nuôi thủy sản: 2.435,5 ha, đạt 99,4% KH, đạt tổng sản lượng thủy sản là 62.231 tấn; trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 58.666 tấn , đạt 52,4% KH, gồm 2 đối tượng chủ lực của tỉnh là nuôi lồng bè và cá tra thâm canh trong ao.
Tổng số lồng bè toàn tỉnh hiện có là 1.283 chiếc (283.557 m3) đạt 114,55% kế hoạch năm (1.120 chiếc), tăng 17,4% (189 chiếc) so với cùng kỳ năm 2016, gồm 54 bè và 1.229 lồng của 228 cơ sở nuôi, tăng 32 cơ sở so với cùng kỳ. Đối tượng nuôi hiện nay chủ yếu là cá Điêu Hồng (794 chiếc); Chim trắng (27 chiếc); Xác sọc (86 chiếc); Rô phi (16 chiếc); Basa (22 chiếc); Lăng nha (05chiếc); Ét mọi (01 chiếc); Cá heo (06 chiếc); Trắm cỏ (04 chiếc); Cá hô (5 chiếc); Chép giòn (03 chiếc); Cá he (02 chiếc). Trong 6 tháng đầu năm sản lượng nuôi cá lồng/bè là 9.822 tấn, đạt 54,6% kế hoạch năm (18.000 tấn), tăng 11,5% (1.014 tấn) so với cùng kỳ năm 2016.
Tổng diện tích ao nuôi cá tra là 458,21 ha, đạt 99,6% kế hoạch năm (460ha), tăng 0,28% (1,29 ha) so với vùng kỳ năm 2016, trong đó đang thả nuôi là 218,6 ha. Hiện toàn tỉnh có 200 cơ sở nuôi cá tra, gồm 23 công ty (chiếm 11,5% tổng cơ sở SX), với 260,04 ha (chiếm 56,75% tổng DT) và 177 hộ gia đình (chiếm 88,5% tổng số cơ sở SX) với 198,16 ha (chiếm 43,24% tổng DT). Trong 6 thàng đầu năm, Sản lượng nuôi cá tra đạt 30.599 tấn, chiếm 52,2% tổng sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh.
Ngoài ra còn có nuôi thủy đặc sản tiềm năng (tôm càng xanh, cá lóc, lươn, cá hô, baba, ếch…) vơi 45,1 ha, tăng 42,4% (13,42 ha) so cùng kỳ năm 2016, đạt 112,7% KH năm (40 ha). Sản lượng ước đạt 890 tấn, tăng 3,8% (27,35 tấn) so cùng kỳ năm 2016, nuôi mương vườn và khác đạt 1.757,5 ha với 9.593 tấn; sản xuất giôngthủy sản các loại 174,7 ha. Nổi bật nhất là sản xuất giống các đối tượng thủy đặc sản ngày càng được phát triển như lươn, ba ba, bống tượng, chạch lấu, rắn ri voi, cá chình, ếch, cua đồng. Hiện toàn tỉnh có 5,15 ha, tăng 160% (3,17 ha) so cùng kỳ của 42 hộ/cơ sở tham gia sản xuất với sản lượng 6 tháng đầu năm ước đạt 7,52 triệu con, tăng 191,5% (4,94 triệu) so cùng kỳ năm 2016, trong đó nổi bật nhất là lươn giống: 0,85 ha tăng 25% (0,17 ha) so cùng kỳ năm 2016 với 23 hộ, sản lượng ước đạt 4,06 triệu con, tăng 111,5% (2,14 triệu) so với cùng kỳ năm 2016, đạt 135,3KH năm (3 triệu con). Bên cạnh đó, các cơ sở còn cung cấp 5,9 triệu con lươn bột cho các tỉnh ở ĐBSCL đã thể hiện sức lan tỏa và nhân rộng mô hình từ hiệu quả của dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồngbằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011-2013”. 
Các giải pháp để đạt mục tiêu năm 2017:
Các kết quả trên là dấu hiệu tích cực để phấn đấu đạt các chỉ tiêu còn lại của các tháng cuối năm và đòi hỏi nổ lực cao ngành thủy sản mới có thể có giá trị tăng trưởng (+) năm 2017.
(1) Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến văn bản pháp luật về nuôi trồng thủy sản để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh và thân thiện với môi trường thông qua các hình thức tập huấn, tuyên truyền lưu động, các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm.
- Tổ chức triển khai các hướng dẫn qui định hiện hành về kiểm tra, quản lý các cơ sở nuôi, sản xuất và chế biến cá tra; quản lý hoạt động và quản lý môi trường nuôi cá tra và tăng cường kiểm tra, xử lý về chất lượng thức ăn, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các qui định của nhà nước về hoạt động nuôi và khai thác thủy sản:
+ Phối hợp thanh kiểm tra nơi neo đậu lồng/ bè, thủ tục hành chính cho phép họat động khai thác và nuôi lồng bè đảm bảo VSATTP. 
+ Phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra những hành vi vi phạm về khai thác nội đồng và xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm theo NĐ 103 của CP.
- Tăng cường công tác quản lý qui hoạch vùng nuôi 
(2) Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản 
(i) Tái cơ cấu về chất lượng sản phẩm: đảm bảo 100% diện tích nuôi cá tra xuất khẩu áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, quy trình thực hành nuôi tốt VietGAP, GlobalGAP, ASC… phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng việc thực thị Nghị định 55/NĐ-CP về quản lý sản xuất nuôi và xuất khẩu cá tra.
(ii) Tái cơ cấu đối tượng sản xuất: Đa dạng hóa các đối tượng và hình thức nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt chú trọng đến những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế (cá lóc, cá rô phi, các thát lát cườm, cá chạch..), các loại thủy đặc sản (tôm càng xanh, lươn, ếch, ba ba, bông lau,…) và đối tượng có thị trường tiêu thụ ổn định như điêu hồng. 
(iii) Tái cơ cấu ngành hàng cá tra của tỉnh theo hướng ổn định diện tích nuôi và sản lương tương đương năm 2015 và tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu; chuyển đổi các ao bị “treo” sang nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao hơn như tôm càng xanh toàn đực, cá hô, cá thát lát cườm ghép sặc rằn, bông lau…
(iv) Tái cơ cấu phương thức sản xuất: Phát triển kinh tế hợp tác, tổ chức sản xuất đối với 2 đối tượng chủ lực của tỉnh là cá tra và điêu hồng theo mô hình quản lý cộng đồng với các hình thức tổ chức kinh tế tập thể Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoặc các hội nghề nghiệp để chia sẻ thông tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy quản lý sản xuất có hiệu quả; Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất – phân phối - tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ở các chợ trung tâm; chợ đầu mối; các kênh phân phối tập trung, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giúp cho sản phẩm thủy sản có giá bán tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển ổn định, bền vững.
(v)Tái cơ cấu đầu tư phát triển: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nuôi trồng, gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ cao trong NTTS, đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng các qui trình sản xuất giống, qui trình nuôi đã nghiên cứu thành công các đối tượng có giá trị kinh tế.
(3) Hỗ trợ phát triển sản xuất 
- Thực hiện đạt mục tiệu và hiệu quả các dự án sự nghiệp NN-ND-NT để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và đa dạng hóa các đối tượng nuôi, góp phần gia tăng gía trị sản xuất của ngành gồm dự án “Chuyển giao kỹ thuật và phát triển mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực trong ao đất” giai đoạn 2015 – 2017; “Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế hợp tác nuôi thủy sản lồng bè thực hành VietGAP và liên kết sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2018; “Hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thương phẩm cá chạch lấu trong vèo và cá hô trong ao đất giai đoạn 2017 – 2018”; Hỗ trợ và nhân rộng mô hình nuôi ghép một số đối tượng thủy sản (tai tượng, sặc rằn, lăng nha..) có hiệu quả kinh tế theo hướng an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2017"; dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi một số đối tượng thủy sản (cá heo nước ngọt, trê vàng, bông lau..) có khả năng phát triển giai đoạn 2015-2017”.
- Chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ: thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, dạy nghề lao động nông thôn các qui trình kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và hướng dẫn các cơ sở nuôi theo quy trình tiên tiến, thực hành Nuôi thủy sản tốt (VietGAP) đảm bảo ATVSTP để nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Thực hiện hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên là hướng đi phù hợp để tháo gỡ khó khăn và phát triển ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay. Trở ngại và thách thức không bào giờ hết nhưng với tinh thần trách nhiệm cao “không gì là không thể”của cơ quan quản lý thủy sản và các ngành các cấp có liên quan kỳ vọng thủy sản tỉnh ta sẽ đạt và vượt mục tiêu phát triển được giao nhằm đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2017./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét