14/5/15

Đa dạng sinh học: Nền tảng cho phát triển bền vững!
Số phận của nhân loại được liên kết chặt chẽ với đa dạng sinh học - sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Đa dạng sinh học là thiết yếu cho sự phát triển bền vững và hạnh phúc của loài người.
- Đa dạng sinh học là một tài sản quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương. Đa dạng sinh học hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế quan trọng và việc làm trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dược phẩm, bột giấy và giất, mỹ phẩm, làm vườn, xây dựng và công nghệ sinh học.
- Sản xuất lương thực phụ thuộc vào đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Hàng nghìn các giống cây trồng và giống vật nuôi được phát hiện từ các nguồn gen phong phú của các loài trong tự nhiên. Đa dạng sinh học cũng là cơ sở cho sư phì nhiêu của đất, sự thụ phấn, kiểm soát địch hại và tất cả các vấn đề quan trọng khác đối với sản xuất lương thực của thế giới.
- Cung cấp nước sạch và an toàn cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Chức năng hệ sinh thái được ví như cơ sở hạ tầng tự nhiên về nước với chi phí ít hơn các giải pháp công nghệ. Rừng bảo vệ nguồn nước, đất ngập nước điều tiết lũ, và đất tốt cũng làm tăng lượng nước và lượng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp giảm tác động phi nông nghiệp.
- Đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho y tế - bao gồm cả các chất dinh dưỡng, làm sạch không khí, nước và điều tiết dịch bệnh. Đa dạng sinh học là nền tảng của y học cổ truyền; một số lượng lớn các loại thuốc hàng đầu trên thế giới chứa các thành phần có nguồn gốc chiết xuất từ thực vật.
- Đa dạng sinh học là cơ sở cho sinh kế bền vững. Lợi ích từ đa dạng sinh học đặc biệt quan trọng đối với người nghèo và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Đối với nhiều người, hàng hoá và dịch vụ đa dạng sinh học trực tiếp hình thành mạng lưới an toàn xã hội.
- Tri thức truyền thông về đa dạng sinh học cũng rất quan trọng và có giá trị không chỉ đối với cuộc sống của những người phụ thuộc vào tự nhiên, mà còn đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
- Đa dạng sinh học là nền tảng của công việc, hệ thống niềm tin và sự tồn tại của nhiều phụ nữ. Kiến thức và vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và sử dụng bền vũng da dạng sinh học có thể đảm bảo sự tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt động bảo tồn từ đó góp phần đáng kể vào phát triển bền vững.
- Đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua việc góp phần cô lập carbon trong một số của quần xã sinh vật. Đa dạng sinh học cũng là nền tảng cho khả năng phục hồi hệ sinh thái và đóng một vai trò quan trọng như là một phần giảm rủi ro thiên tai và chiến lược xây dựng hòa bình. Rừng đất ngập nước và rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của các sự kiện cực đoan như hạn hán, lũ lụt, sóng thần.
- Ngay cả những môi trường nhân tạo tại các thành phố cũng liên kết với và bị ảnh hưởng bởi da dạng sinh học. Các giải pháp dựa vào hệ sinh thái để điều tiết nước, kiểm soát khí hậu và các thách thức khác vừa có thể vừa bảo vệ đa dạng sính học vừa ít tốn kém. Khu vực cây xanh tại các thành phố giảm tình trạng bạo lực, nâng cao sức khỏe con người và hạnh phúc và củng cố tính cộng đồng. Mặc dù vậy, đa dạng sinh học đang bị mất đi với một tốc độ lớn, phần lớn là do các hoạt động của con người.
- Hiện nay các chính phủ đã thực hiện một số cam kết nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Một thành tựu quan trọng mà Công ước đa dạng sinh học đã đạt được là việc thông qua Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020 và Mục tiêu Aichỉ về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đạt được các kế hoạch và mục tiêu Aichi, vấn đề đa dạng sinh học cần được giải quyết có hiệu quả trong các nội dung của Kế hoạch Phát triển bền vững. Chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2015 đề xuất một mục tiêu về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, trong đề xuất mục tiêu về bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học và đảm bào quản lý tốt nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Đa dạng sinh học là thiết yếu để đạt được các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo.
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2015).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét