ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG THỦY SẢN THEO HƯỚNGTĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT, PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG NĂM 2018
Chi cục Thủy sản Vĩnh Long
Trong năm 2017, mặc dù ngành thủy sản của tỉnh còn đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến bất
thường, giá cá nguyên liệu của các đối
tượng thủy sản giữ ở mức giá thấp trong thời gian dài nên rất nhiều doanh
nghiệp, người nuôi cá bị thua lỗ nên không còn vốn để tái sản xuất, con giống nhập
ngoài tỉnh
không thực hiện kiểm dịch nên khó kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất. Đặc biệt, sản xuất thủy sản
trong tỉnh với quy mô nhỏ lẻ vẫn còn khá phổ biến, liên kết sản xuất và tiêu
thụ vẫn còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất vẫn còn thiếu tính ổn định và bền
vững khi có tác động không tích cực của cơ chế thị trường. Bởi, khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản là rất
cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của ngành thủy sản, giúp
người sản xuất giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận, người tiêu dùng được sử
dụng sản phẩm theo yêu cầu.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo
quyết liệt và kịp thời của UBND tỉnh, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Sở
Nông nghiệp & PTNT, sự nhiệt tình phối hợp của chính quyền địa phương và
các cấp ngành có liên quan trong và ngoài tỉnh, sự nổ lực vượt khó
vươn lên của doanh nghiệp và người nuôi
thủy sản, đã đưa ngành thủy sản vượt qua những thách thức và tiếp
tục phát triển bền vững với những kết quả đáng ghi nhận trong sản xuất và
tiêu thụ thủy sản năm 2017 như sau: diện
tích nuôi thủy sản
đạt 2.453 ha (tăng 3,0% so với cùng
kỳ năm 2016), tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 117.922 tấn (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2016) và giá
trị sản xuất thủy sản của tỉnh đạt 2.411.400 triệu đồng, tăng 1,38% so với năm 2016. Với những thành tựu
đã đạt được trong thời gian qua, đánh dấu bước đầu thực hiện thành công đề
án cơ
cấu lại
ngành Nông nghiệp đến năm 2020, với định hướng phát triển thủy sản bền vững
theo hướng đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi và gia tăng các sản phẩm giá
trị gia tăng trong chế biến để nâng cao giá trị sản xuất, lựa chọn đối tượng chủ lực có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, liên
kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, thương hiệu hàng hóa đảm bảo an toàn thực
phẩm là hướng đi phù hợp để phát triển ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Long theo
hướng ổn định và bền vững trong xu thế hiện nay.
Trong thời gian qua, chủ trương của ngành thủy sản là luôn tập trung xây
dựng ngành hàng theo chuỗi giá trị sản xuất để phát triển ổn định và bền vững
như:
(1) Khuyến khích các thành
phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất giống đến
nuôi thương phẩm, thu mua và chế biến, thông qua các cơ chế chính sách thu hút
doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó nhà
nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi thủy sản tập
trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho công nghiệp chế biến;
(2) Phát triển ngành hàng
thủy sản bền vững trên cơ sở liên kết chuỗi, từ khâu sản xuất nguyên liệu (sản
xuất giống, nuôi thương phẩm) đến thu mua chế biến, tiêu thụ, mở rộng thị
trường xuất khẩu và nội địa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất giống, nuôi, chế biến xuất khẩu;
(3) Sản phẩm thủy sản của tỉnh được sản
xuất theo các qui chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc
tế đáp ứng yêu cầu các thị trường xuất khẩu dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giá thành
sản xuất cạnh tranh, chất lượng và thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, trong năm 2017 ngành thủy sản của tỉnh luôn chú trọng phát
triển kinh tế hợp tác, tổ chức sản xuất đối với 2 đối tượng chủ lực của tỉnh là
cá tra và điêu hồng theo mô hình quản lý cộng đồng với các hình thức tổ chức
kinh tế tập thể như Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoặc các hội nghề nghiệp để chia sẻ
thông tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy quản lý sản xuất
có hiệu quả. Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất - phân phối - tiêu thụ sản
phẩm đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ở các chợ trung tâm, chợ đầu mối, các
kênh phân phối tập trung, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giúp
cho sản phẩm thủy sản có giá bán tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát
triển ổn định, bền vững. Tính đến nay, đối với nuôi cá tra thâm canh có 01 Hợp
tác xã và 14 tổ hợp tác; 01 Hợp tác xã và 01 tổ hợp tác nuôi cá lồng/bè, năm
2018 tiếp tục thành lập thêm 01 Hợp tác xã và 01 tổ hợp tác nuôi cá lồng/bè (thuộc
dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế hợp tác nuôi cá rô phi lồng bè thực hành
VietGAP và liên kết sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm giai đoạn 2017 – 2018) và
01 Hợp tác xã nuôi thủy sản khác.
Phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng chuỗi liên
kết từ sản xuất - phân phối - tiêu thụ sản phẩm đạt các chứng nhận về tiêu
chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, là xu thế phát triển tất yếu để ổn định
và bền vững, hiện nay trên địa bàn tỉnh, trong sản xuất cá tra tập trung chủ
yếu các liên kết như: (1) Liên kết với
nhà máy chế biến thủy sản, cơ sở nuôi ký hợp đồng với nhà máy chế biến thủy sản
theo hình thức nhà máy giao thức ăn cho người nuôi và sau đó sẽ thu hồi sản
phẩm; (2) Liên kết với nhà máy chế biến + liên kết với nhà máy thức ăn, cơ
sở nuôi được Hợp tác xã đứng ra bảo lãnh mua thức ăn và ký hợp đồng với nhà máy
chế biến; (3) Liên kết với nhà máy chế biến thức ăn, cơ sở nuôi ký hợp đồng
với nhà máy chế biến thức ăn và nhà máy sẽ đứng ra ký hợp đồng bán sản phẩm cho
cơ sở nuôi để thu hồi lại tiền thức ăn; (4)
Liên kết với cửa hàng bán vật tư thủy sản, cơ sở ký hợp đồng với của hàng kinh
doanh thức ăn và thuốc thủy sản để nhận thức ăn khi cá được 300 gam/con, khi
xuất bán thì cửa hàng sẽ đứng ra ký hợp đồng bán sản phẩm để thu hồi lại tiền
thức ăn; (5) Nuôi gia công theo hình thức nhận vật tư (con giống, thức ăn,
thuốc/hóa chất), người nuôi chỉ ra công nuôi; (6) Ngoài ra, hiện có 10 công ty đang nuôi có nhà máy chế biến thủy
sản, nhà máy thức ăn và vùng nuôi lớn chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ đến
70%.
Đối với sản xuất cá lồng/bè chủ yếu các liên kết: (1) Liên kết với nhà máy thức ăn thủy sản, cơ sở ký hợp đồng với
nhà máy thức ăn thủy sản để nhận thức ăn; (2)
Liên kết với đại lý bán thức ăn, cơ sở nuôi ký hợp đồng với của hàng hoặc đại
lý thức ăn để nhận thức ăn và thu mua lại sản phẩm.
Mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất thủy sản tham gia vào các chuỗi liên
kết này còn ít, nhưng việc sản xuất theo chuỗi liên kết đã giúp người nuôi chủ
động hoàn toàn trong quy trình sản xuất cũng như đầu ra, tạo ra chuỗi cung ứng
sản phẩm hàng hóa đa dạng tại địa phương, cơ hội để phát triển nghề nuôi bền
vững, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ uy tín cho thương hiệu
thủy sản của tỉnh.
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của
ngành thủy sản trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp
của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, trong thời gian tới chủ
trương phát triển của ngành thủy sản là tiếp tục tiếp tục ổn định diện tích và sản lượng nuôi thủy sản, tổ chức lại
sản xuất theo các chuỗi liên kết với các
giải pháp thực hiện như sau:
(1) Tiếp tục hỗ trợ sản xuất: (i) Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn sâu
rộng đến tất cả cơ sở nuôi thủy sản thâm canh các quy trình nuôi tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP, ASC (ii) Tiếp tục thực hiện công tác quan
trắc chất lượng nước, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; đồng thời, tăng cường giám sát vùng nuôi để hướng dẫn
phòng/trị bệnh trên cá tra, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp
ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và phục
vụ xuất khẩu; (iii) Tiếp tục triển khai thực
hiện các Chương trình, dự án, đề tài
phục vụ tái cơ cấu và tổ chức liên kết sản xuất lĩnh vực thủy sản năm 2018 nhằm tạo giá trị sản xuất lớn có tác động đến giá trị sản xuất toàn
ngành.
(2) Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức sản xuất: (i) Đa
dạng hóa và tái cơ cấu các đối tượng thủy sản nuôi và hình thức nuôi cho phù
hợp với từng vùng, từng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú
trọng đến những đối tượng thủy sản nuôi rộng muối có giá trị kinh tế cao và có
thị trường tiêu thụ ổn định, phát triển các mô hình nuôi thủy đặc sản thích ứng
xâm nhập mặn; (ii) Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ theo
chuỗi, bảo
đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Tổ chức
lại sản xuất theo mô hình quản lý cộng đồng như tổ hợp tác sản xuất VietGAP
và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như tiếp tục xây dựng các mô hình Hợp tác xã kiểu mới các nuôi lồng/bè để liên kết sản xuất và tiêu
thụ; mô hình Hợp tác xã cá tra kiểu mới liên kết sản
xuất và tiêu thụ.
(3) Nâng
cao hiệu lực và hiệu quả quản lý: (i) Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về nuôi trồng
thủy sản để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động
lĩnh vực thủy sản; (ii) Tổ chức
triển khai các quy
định, hướng dẫn hiện hành về công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản;
quản lý môi trường nuôi thủy sản và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý về chất lượng giống,
thức ăn, thuốc thú y
thuỷ sản, các sản
phẩm cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; (iii) Tăng
cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của
nhà nước về
hoạt động nuôi thủy
sản và đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đặc biệt đối với nuôi
cá tra và nuôi cá
lồng bè; (iv) Công bố rà soát, điều
chỉnh và bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
(4)
Giải pháp về kỹ thuật: (i) Tiếp
tục cải tiến kỹ thuật, áp dụng các
tiến bộ khoa học vào thực tế sản xuất như cải tiến phương pháp cho ăn, sử dụng
các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước, chọn lọc giống, ứng dụng
vắc-xin, nuôi thủy sản công nghệ cao, nuôi trồng thủy canh kết hợp, nuôi sinh
thái, hữu cơ; (ii) Áp dụng sản xuất
thủy sản theo các mô hình nuôi thủy sản tiên tiến VietGAP, GlobalGAP, ASC, đảm
bảo tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn môi trường và
an sinh xã hội; (iii) Nâng cấp các
công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy
sản nhằm đảm bảo ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng
thủy sản nói riêng.
(5) Giải pháp về chế biến, tiêu thụ sản phẩm: (i) Tăng cường hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá các sản phẩm thủy sản đặc trưng của tỉnh thông qua các
kênh thông tin truyền thông, báo đài, hội chợ, triển lãm; (ii) Hỗ trợ người nuôi
thủy sản tìm đầu ra cho sản phẩm, ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các
đơn vị phân phối sản phẩm thủy sản như chợ đầu mối hệ thống phân phối ở các
Trung tâm thương mại và siêu thị của VinGroup, Metro, BigC, Saigon Coop để
người dân yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất, hỗ trợ tổ chức các quầy bán
thực phẩm sạch, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó giới thiệu, quảng
bá sản phẩm thủy sản của cơ sở đã được quản lý bằng các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng, có thương hiệu và có chỉ dẫn địa lý rõ ràng; (iii) Nghiên cứu các
hình thức sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch để có thể
đa dạng hóa sản phẩm và tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm thủy sản đa dạng của thị trường.
Thiết nghĩ, với sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, với
quyết tâm nổ lực cao của ngành Nông
nghiệp nói
chung và thủy sản nói riêng, đồng thời với sự vào
cuộc cùng chung tay góp sức của toàn hệ thống chính trị, của các ngành các cấp,
các thành phần sản xuất trong tỉnh, chắc chắn rằng trong năm mới sẽ tiếp tục
thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, trong đó lĩnh vực thủy sản
đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu gia tăng hiệu quả sản xuất và phát
triển ổn định, bền vững./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét