CÁ CHÉP GIÒN – SẢN
PHẨM THỦY SẢN NUÔI HẤP DẪN
ThS. Phạm Thị Thu Hồng – CCTS
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thành phần giống
loài thủy sản nước ngọt rất đa dạng và phong phú, nhiều
loài có phẩm chất thịt ngon, đặc biệt có nhiều loài bản địa có gía trị kinh tế
cao như cá thát lát, cá lóc, cá rô đồng, cá bống tượng, cá trê vàng, cá sặc rằn…bên cạnh một số loài cá nhập
nội như cá chép, rô phi…ngày càng xuất hiện nhiều ngoài tự nhiên từ hiệu quả
công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng
năm. Và các đối tượng trên đã trở thành
các đối tượng nuôi chính đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và
ngoài tỉnh.
Hiện nay xu hướng sử dụng thực phẩm ngày
càng chú trọng đến chất lượng và có lợi cho sức khỏe thì các sản phẩm thủy sản
lại được ưu tiên lựa chọn. Trong số các loài cá có phẩm chất thịt ngon trên thì
cá chép, cá mè vinh, cá he, cá rô đồng…lại có nhiều xương “dăm”(chữ y), đó là
một trở ngại khá lớn với nhiều phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên nếu sử dụng các đối
tượng trên với kích cỡ lớn và có kỹ thuật chế biến khéo léo thì các loài cá
trên vẫn là chọn lựa của nhiều thực khách và gia đình. Và để đáp ứng nhu cầu
thị hiếu của người tiêu dung, trong thời gian gần đây, cá chép “hóa giòn” đã
trở thành món ăn đặc sản ở các nhà hàng mà nếu ai đã 1 lần thưởng thức thì sẽ
không cưỡng lại được mong muốn nếu được mời lần thứ hai. Nếu so với cá chép sông hay cá
nuôi bình thường thì loại cá này có vị ngon vượt trội và rất thơm, đặc biệt, cá
không còn vị tanh mà lại có vị ngọt của tôm, dai ‘sừn sựt” lẫn beo béo rất hấp dẫn.
Cá chép giòn cỡ 2-3 kg có giá trị thương
phẩm cao, lóc lấy một phần nạc đem nướng muối ớt, hoặc lúc lắc, còn đầu, đuôi
và da cá nấu ngót với rau thìa là (thay vì rau cần) hoặc để nguyên con om dưa cải
chua… ăn với bún trong những ngày mưa dầm hay trưa hè oi ả thì không còn gì
tuyệt bằng bởi chính vị ngọt mát, thanh, da giòn rào rạo của cá sẽ làm ấm lòng
hoặc dịu mát thực khách.
Thực ra, khách sành ăn miền Bắc thì không lạ cá chép giòn vì đã có từ vài
năm trước, được nuôi nhiều ở Hải Dương, do cá không có nhiều để “Nam tiến” nên
thực khách phía Nam ít biết. Sở dĩ gần đây xuất hiện nhiều trong các nhà hàng
tại TP.HCM bởi cá chép giòn đã được nuôi tại An Giang. Cá chép giòn từ giống chép lai ở miền Tây có thịt dẻ chắc,
thơm ngon hơn từ loài khác và do cự ly vận chuyển ngắn, đảm bảo còn tươi sống
nên rất có ưu thế cạnh tranh so với cá giòn từ chép miền Bắc đưa vào. Do cá
được chế biến thành nhiều món ăn hợp khẩu, được coi là “độc chiêu” ở một số nhà
hàng nên thị trường TP.HCM và các thành phố lớn rất ưa chuộng, hiện không đủ
cung ứng. Cá càng lớn độ giòn
càng cao, hiện tại, giá cá chép giòn được mua
tại ao dao động từ 180.000 – 200.000 đồng/kg với kích cỡ 3kg trở lên nhưng nếu
vào đến nhà hàng thì giá trị sẽ tăng 2-3 lần.
Cá chép giòn nuôi không khó, tỉ lệ hao
hụt không cao và nhu cầu của thị trường hiện nay là rất lớn, yêu cầu cá phải
đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Do vậy, việc nuôi theo kiểu lồng bè trên
sông kết hợp với thức ăn công nghiệp và đậu tằm sau một năm nuôi cá tăng trọng
từ 1,2 - 1,5 kg/con. Nguồn thức ăn của cá chép chủ yếu bằng thức ăn công
nghiệp cho giai đoạn đầu và yếu tố quyết định để cá có độ giòn phụ thuộc vào
đậu tằm. Cá nuôi khoảng 9 tháng bằng thức ăn viên công nghiệp cũng giống như
các loại cá khác, sau đó chọn lọc cá đạt trọng lượng 1 kg trở lên để tiến hành
vỗ béo riêng biệt bằng thức ăn đậu tằm nhằm tăng độ giòn của thịt cá, giai đoạn
này phải mất 3 tháng. Đậu tằm là yếu tố quyết
định thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên cá chắc giòn. Nuôi
bằng đậu tằm cá giòn được đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng và cảm quan cao. Đây là đối tượng nuôi được cải tiến kỹ thuật nuôi mới
đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất
đáng kể vì giá trị thương phẩm cao gấp nhiều lần so với cá chép nuôi truyền
thống. Trước đây, thức ăn chính là
đậu tằm có xuất xứ từ Nga nhưng riêng với ông Phạm Đăng Thập ở phường Mỹ Thạnh,
TP Long Xuyên (An Giang) thì tiến bộ hơn là tạo ra nguồn đậu tằm được trồng
trong nước tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) nên chi phí sản xuất được giảm hơn nhiều. Và
hiện nay ông đã mang mô hình này sang Mang Thít và Vũng Liêm để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu thị trường do có nguồn liên
kết tiêu thụ ổn định. Hy vọng rằng cá chép giòn sẽ góp phần đa dạng hóa đối
tượng nuôi thủy sản gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Long trong
thời gian tới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét