16/3/16

CHI CỤC THỦY SẢN TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM
 ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN LĨNH VỰC NUÔI THỦY SẢN VÀO MÙA KHÔ
CLBKH - Chi cục Thủy sản Vĩnh Long

          Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU ngày 24/02/2016 của Tỉnh Ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống hạn và xâm nhâp mặn và căn cứ vào các thông báo về tình hình nguồn nước và dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tiền kiếm cưu nạn, của Viện Thủy lợi Khoa học Miền Nam; nhằm tăng cường công tác quản lý vùng nuôi thủy sản để hỗ trợ sản xuất, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sản xuất hạn chế những thiệt hại do nhiễm mặn tác động đến nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vào giai đoạn mùa khô. Chị cục Thủy sản xác định nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1.Tập trung nguồn lực theo dõi, giám sát các vùng nuôi cá thương phẩm và sản xuất cá giống ở các vùng có dự báo bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn:
+ Tăng cường bảo vệ sức khỏe vật nuôi: thu mẫu cá nuôi định kỳ hàng tháng để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh và hướng dẫn người nuôi cách phòng trị hiệu quả đồng thời thu mẫu tăng cường vào những thời điểm có nguy cơ xâm nhập mặn cao để kịp thời cảnh báo cho người nuôi cách phòng tránh nhằm hạn chế dịch bệnh xãy ra trên địa bàn tỉnh.
+ Tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường: thu mẫu nước định kỳ hàng tháng để phân tích các yếu tố thủy lý hóa (bao gồm đo nồng độ muối) ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trủy sản trên địa bàn tỉnh đồng thời thu mẫu tăng cường vào những thời điểm các yếu tố môi trường thay đổi, nguy cơ xâm nhập mặn cao hoặc chất lượng nước trên sông giảm, có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Kết hợp kết quả quan trắc môi trường và cảnh báo nguy cơ phát sinh bệnh thủy sản thực hiện định kỳ và tăng cường với kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn khác để theo dõi diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính, kênh rạch tự nhiên đối với các vùng tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và kịp thời gửi thông tin đến các địa phương và các cơ sở nuôi trên địa bàn tỉnh với hình thức gửi văn bản in, files điện tử qua email và Website của ngành và đơn vị khuyến cáo người dân chủ động  sản xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại khi độ mặn vượt quá ngưỡng chịu đựng của vật nuôi.
            3. Thông tin về ngưỡng chịu mặn của các loại thủy sản chủ lực và thủy đặc sản đang nuôi của tỉnh hiện nay đồng thời tăng cường việc chuyển giao, hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi thủy sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tăng khả năng chống chịu, duy trì được năng suất, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. 
            4. Đề xuất các giải pháp ứng phó và chiến lược phát triển lâu dài thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển thủy sản tỉnh nhà đạt hiệu quả cao, ổn định và bền vững:
- Tăng cường nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vùng nuôi theo qui hoạch để giảm thiểu tác động xâm nhập mặn đồng thời rà soát lại Qui hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 để bổ sung và điều chỉnh về vùng thích nghi và đối tượng sản xuất thích ứng Biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng.
- Xây dựng các Chương trình/Dự án đa dạng hóa đối tượng nuôi rộng muối ở vùng có nguy cơ cao bị xâm nhập mặn như cá rô phi, Tôm càng xanh, cá chình, cá lăng nha, cá sặc rằn..
- Đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi phục vụ Nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi thâm canh tập trung để chủ động điều tiết nước.

5.  Tổ chức thực hiện: Quán triệt, triển khai cho toàn thể cán bộ, Đảng viên trong đơn vị và và các tầng lớp nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn được biết và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch phòng chống hạn, xâm nhập năm 2016 của ngành Nông nghiệp và đơn vị/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét